Vay Tiền Không Trả Có Sao Không? 5 Hậu Quả Khi Vay Tiền Không Trả

Vay Tiền Không Trả Có Sao Không?
by Mofintech.info // Tháng 5 20 // 0 Comments

“Có vay, có trả” là quy luật của cuộc sống, không những tồn tại trong truyền thống đạo đức của con người mà còn được quy định trong pháp luật hiện hành. Vậy, vay tiền không trả có sao không? Bài viết dưới đây, taichinhgiadinh sẽ giải đáp câu hỏi đó và cung cấp cho quý vị 5 hậu quả của việc vay tiền không trả.

Nội dung bài viết

Các hình thức vay tiền hiện nay

Trước khi đào sâu vào câu hỏi “Vay tiền không trả có sao không?“, chúng ta phải thật sự hiểu rõ về các hình thức vay tiền đang tồn tại để tránh những trường hợp hiểu sai không đáng có. Hiện nay, có rất nhiều hình thức vay tiền khác nhau, nhưng chung quy bao gồm hai hình thức chính là vay thế chấp và vay tín chấp.

Vay thế chấp

Vay thế chấp chính là hình thức vay tiền kèm theo tài sản thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng, nhà đất… đảm bảo cho khoản vay của người đi vay. Tài sản thế chấp phải bảo đảm vẫn còn quyền lợi sỡ hữu đối với người đi vay.

Vay tiền không trả có sao không? Có phạm pháp không?

Trong trường hợp người đi vay phá vỡ hợp đồng hoặc không đủ khả năng thanh toán khoản vay thì tài sản đảm bảo sẽ được thu hồi, điều này nhằm giảm bớt rủi ro đối với đơn vị cho vay.

Lợi ích của vay thế chấp

Hạn mức cho vay lớn: Số tiền vay có thể lên đến đơn vị tỷ đồng (phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo), đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau của người đi vay

Giảm gánh nặng trả nợ cho người đi vay: Lãi suất giảm dần và thời gian vay khá dài, có thể lên đến 25 năm. Nhờ vậy, người đi vay có nhiều thời gian để cân đối tài chính và trả nợ.

Nhiều hình thức trả nợ linh hoạt: Trả lãi hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm; tiền gốc có thể trả dần hoặc trả một lần.

Người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản thế chấp.

Rủi ro của vay thế chấp

Người đi vay cần phải có tài sản giá trị lớn để làm thế chấp cho khoản vay.

Nếu không thanh toán khoản vay sẽ mất tài sản thế chấp.

Thủ tục vay khá phức tạp và thời gian được giải ngân cũng khá lâu.

Vay tín chấp

Trả lời câu hỏi vay tiền không trả có sao không

Ngược lại với vay thế chấp, vay tín chấp là hình thức vay tiền không cần tài sản đảm bảo, được xây dựng dựa trên uy tín của người đi vay. Uy tín của người đi vay thể hiện qua xác minh thu nhập, xác minh tín dụng. Một trong những hình thức vay tín chấp phổ biến hiện nay là vay tiền online. (Xem thêm về vay tiền online tại đây)

Lợi ích của vay tín chấp

Thủ tục vay tín chấp nhanh gọn, điều kiện không cần tài sản đảm bảo.

Quy trình duyệt hồ sơ nhanh, được giải ngân nhanh chóng.

Rủi ro của vay tín chấp

Vì thủ tục và điều kiện để vay tiền khá dễ dàng nên ở hình thức này, người đi vay thường sẽ chỉ vay được số tiền không quá lớn. Tuy nhiên, lãi suất sẽ khá cao.

Vay tín chấp dễ xuất hiện nợ xấu bởi khách hàng có thể vay 1 số tiền mà không cần bất cứ sự đảm bảo khắt khe nào.

So sánh vay thế chấp và tín chấp

 

Tiêu chí Vay thế chấp Vay tín chấp
Đặc điểm Có tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo sẽ thuộc quyền sở hữu của người đi vay
Được thẩm định giá trị bởi ngân hàng cho vay.
Không có tài sản đảm bảo
Dựa trên sự uy tín cũng như năng lực trả nợ của người đi vay.
Lãi suất Lãi suất thấp, dễ chịu cho người đi vay Lãi suất cao hơn lãi suất vay thế chấp rất nhiều
Hạn mức cho vay Khoảng 70-100% giá trị của tài sản thế chấp Thấp hơn vay thế chấp
Thời gian chờ xét duyệt Khá lâu Thời gian chờ xét duyệt nhanh chóng
Thủ tục đăng ký vay tiền Phức tạp và khá rắc rối Đơn giản và nhanh gọn hơn

 

Các trường hợp vay tiền không trả

Vay tiền không trả có sao không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết quý vị phải xác định rõ quý vị đang ở trường hợp nào trong 2 trường hợp dưới đây.

Vay tiền nhưng không có khả năng chi trả

Trong trường hợp này, người đi vay không trả nợ vì thật sự không có khả năng chi trả, đồng thời không có dấu hiệu bỏ trốn, quỵt nợ hay dùng các thủ đoạn gian dối lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này được xét vào tranh chấp dân sự. Để đòi lại khoản tiền đã cho vay, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện các thủ tục thưa kiện đòi tài sản.

Vay tiền cố tình không trả

Nếu bên vay có khả năng và điều kiện để trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vay tiền không trả có sao không? Có phạm pháp không?

Vay tiền không trả có phạm pháp không?
Vay tiền không trả có sao không? Có phạm pháp không?

Hiện nay, các hình thức vay tiền ngày càng trở nên phổ biến, song song đó có rất nhiều câu hỏi như “Vay tiền không trả có sao không? Có phạm pháp không?”. Câu trả lời là có. Cụ thể, tại Điều khoản 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 đã quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng và tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm:

  • Vay, mượn và thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc cố tình không trả khi đến thời hạn trả lại tài sản dù có điều kiện, khả năng
  • Vay, mượn và thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó với mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có điều kiện, khả năng trả lại tài sản.

5 hậu quả của việc vay tiền không trả

Để trả lời rõ hơn đối với câu hỏi “Vay tiền không trả có sao không?”, sau đây là 5 hậu quả người đi vay phải chịu nếu không hoàn trả tiền vay đúng thời hạn.

Ảnh hưởng đến những người xung quanh

Hậu quả đầu tiên của việc vay tiền không trả đó chính là gây ảnh hưởng, tạo phiền phức cho người thân và bạn bè xung quanh.

Trước khi đến hạn thanh toán, các tổ chức cho vay luôn gọi điện nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cố tình không trả khoản vay, bộ phận chăm sóc khách hàng của tổ chức cho vay sẽ liên tục gọi điện, nhắn tin hàng ngày với tần suất 4 – 5 lần/ngày để nhắc nhở khách hàng phải thanh toán.

Những cuộc gọi, tin nhắn liên tục đến khi khách hàng thanh toán, thậm chí người thân cũng sẽ bị làm phiền vì sự chậm trễ này.

Vay tiền không trả
Vay tiền không trả có sao không? – Hậu quả đầu tiên

Vay tiền không trả có sao không? Với hình thức cho vay thế chấp, trong trường hợp người đi vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị tịch thu tài sản thế chấp, ảnh hưởng và làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình người đi vay.

Phải trả một khoản tiền lớn do lãi suất tăng lên khi trả vay trễ

Câu trả lời thứ hai cho câu hỏi “Vay tiền không trả có sao không?” chính là quý vị sẽ phải trả một khoản tiền lớn do lãi suất tăng lên khi trả vay trễ. Tại Mục 4 và 5 Điều 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, bên vay có nghĩa vụ:

  • Trường hợp vay không có lãi suất, khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định ở khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên đi vay phải trả lãi suất như sau:
  1. Lãi trên nợ gốc theo lãi suất được thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn người đi vay chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định ở khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  2. Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bị đưa vào nhóm nợ xấu

Vay tiền không trả có sao không? Hậu quả thứ 3 khi trả tiền vay trễ chính là bị đưa vào nhóm nợ xấu. Nợ xấu là các khoản nợ người vay không trả khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị đưa vào nhóm nợ xấu.

Vay tiền nhưng không trả

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Những khách hàng nằm trong các nhóm xấu sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chịu các khoản phạt hành chính

Hậu quả thứ 4 của việc trả tiền trễ kì hạn là quý vị sẽ bị phạt hành chính nếu trả vay trễ hạn.

Khi khách hàng vay tiền online nhưng cố tình không trả sẽ được sử lý theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với việc: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hay nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả.

Các mức án phạt hình sự

Như thông tin đã nói trên, vay tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Các án phạt hình sự khi vay tiền không trả
Vay tiền không trả có sao không? – Hậu quả nặng nề nhất

Người thực hiện một trong các hành vi vay tiền không trả có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

  • Giá trị tài sản giao động từ 4 triệu đến dưới 50 triệu đồng;
  • Giá trị tài sản dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… trước đây và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Trường hợp tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì cũng quy vào mức xử phạt trên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng những khung hình phạt tăng nặng cụ thể là:

  • Phạt tù từ 2 đến 7 năm trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…
  • Phạt tù từ 5 đến 12 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
  • Phạt tù từ 12 đến 20 năm đối với trường hợp khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.

Như vậy với câu hỏi “Vay tiền không trả có sao không?”, câu trả lời là quý vị có thể sẽ phải gánh chịu rất nhiều hậu quả, thậm chí là phạt tù do hành vi chiếm đoạt tài sản.

Một số lưu ý trước khi vay để không phải “tạo nghiệp”

Để không phải đưa mình vào những trường hợp khó xử, không có khả năng chi trả nợ và muôn vàng câu hỏi tương tự như vay tiền không trả có sao không? Có phạm pháp không? Sau đây là một số lưu ý trước khi vay tiền mà quý vị nên cân nhắc thật kĩ để không phải “tạo nghiệp” vay tiền không trả.

  • Trước khi quyết định vay vốn, người đi vay phải xem xét và đánh giá rõ nhu cầu của bản thân đối với nguồn vay; tự đánh giá lại năng lực trả nợ, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
  • Sử dụng khoản tiền vay một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được dễ dàng và nhanh chóng.
  • Đánh giá và so sánh thật nhiều tổ chức cho vay với nhau để tìm được tổ chức cho vay có lợi và phù hợp nhất. Nên tìm hiểu kĩ càng các thông tin như thời gian trả, lãi phải trả hàng tháng cùng các loại phí chung để tránh các hiểu lầm không đáng có.
  • Cần cập nhật thường xuyên các kế hoạch chi tiêu hiện tại và liệt kệ rõ ràng các khoản chi tiêu sẽ bị cắt để đảm bảo không để bản thân rơi vào tình trạng trả trễ. Ngoài ra, nếu bạn có khoản nợ khác vẫn đang trả thì cách tốt nhất là ưu tiên chi trả các khoản nợ có lãi suất cao hơn trước để “dứt điểm” càng sớm càng tốt.

Giải đáp một số câu hỏi về vấn đề vay tiền không trả

Đi tù có cần trả nợ nữa không?

Trên thực tế có nhiều trường hợp bên vay phải đi tù khi chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này bên đi vay có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi thi hành án kết thúc và phải được bên cho vay đồng ý.

Ngoài ra, bên đi vay có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, với câu hỏi “Đi tù có cần trả tiền nữa không?”, câu trả lời là có. Dù phải chấp hành án phạt tù thì bên đi vay vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tự mình trả nợ hoặc thông qua bên thứ ba.

Nếu không có tiền chi trả khoản vay phải làm sao?

Đối với hình thức vay ngân hàng, trong trường hợp người đi vay bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

Kết luận

Hi vọng với những thông tin trên đã có thể giải đáp được câu hỏi “Vay tiền không trả có sao không“, ngoài ra giúp quý vị có thêm những thông tin bổ ích để có thể vay tiền trong khả năng chi trả của bản thân, và không để bản thân rơi vào trường hợp không có khả năng chi trả khoản tiền vay. “Một lần bất tín vạn lần bất tin”, hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ để không mắc sai lầm và chịu những hậu quả nặng nề về sau.

Bài viết tham khảo:

TOP 06 App Vay Tiền Online Trả Góp Hàng Tháng

Các Hình Thức Vay 5 Triệu Trả Góp 6 Tháng Hiện Nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}